Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Từ vựng tiếng Anh cho ngành tài chính - ngân hàng

Một số tài liệu trôi nổi trên mạng. Tôi sắp xếp theo thứ tự ngược, tức là tài liệu nào mới tìm được thì nằm trên cùng, để các bạn lâu lâu trở lại có thể dễ dàng cập nhật những tài liệu mới được thêm vào.

6. Glossary of Accounting, Finance, and Economic Terms: http://www.twu.edu/downloads/som/Glossary_accounting_finance_and_eco_terms.pdf

5. Glossary of Financial Terms. Từ điển giải thích đơn ngữ tiếng Anh 146 trang: http://www.sapient.com/content/dam/sapient/sapientglobalmarkets/pdf/thought-leadership/glossary-2013-final.pdf

4. Dictionary of Financial and Business Terms. Từ điển giải thích đơn ngữ tiếng Anh 155 trang: http://iclass.iuea.ac.ug/intranet/E-books/ACCOUNTING%20&%20FINANCE/Finance%20Management%20Accounting%20-%20Dictionary%20Of%20Financial%20And%20Business%20Terms.pdf

3. Từ điển thuật ngữ doanh thương - ngân hàng: http://aroma.vn/tienganh/Dictionary-Of-Financial-And-Business-Terms-aroma.vn.pdf

2. Tự học từ vựng tài chính - ngân hàng: http://aroma.vn/tienganh/Check-your-vocabulary-for-banking-and-finance-aroma.vn.pdf

1. 200 từ vựng tiếng Anh ngân hàng (song ngữ): http://news.bankcardvn.com/200-tu-vung-tieng-anh-chuyen-nganh-ngan-hang-11300.html

Dịch thuật như một công cụ học tập (Tim Bowen, One Stop English)

Dẫn: Bài viết này là của một chuyên gia về giảng dạy tiếng Anh (người Anh), nêu quan điểm về việc sử dụng dịch thuật như một công cụ học tập mà các giáo viên ngoại ngữ có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Cần lưu ý rằng đây là một quan điểm khá mới mẻ so với quan điểm hiện đang "thống trị" trong giới, đặc biệt là đối với những người ủng hộ cách tiếp cận "giao tiếp" (communicative approach) trong giảng dạy ngoại ngữ. 

Nói vắn tắt, cách tiếp cận giao tiếp gần như cấm sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học vì điều đó làm cản trở việc "giao tiếp" trong ngôn ngữ đích (tức là ngoại ngữ mà ta đang học). Tuy nhiên, theo tác giả của bài viết này thì có nhiều lý do khiến ta có thể tận dụng kỹ năng dịch thuật trong lớp học ngoại ngữ để làm cho việc giảng dạy thú vị hơn và có hiệu quả cao hơn.

Xin mời các bạn. À, ai thích dịch thì có thể dịch bài này và gửi vào comment để chúng ta cùng bình luận và học các bạn nhé.

Nguồn: http://www.onestopenglish.com/support/methodology/teaching-approaches/teaching-approaches-translation-as-a-language-learning-tool/146504.article
--------  

Teaching approaches: translation as a language learning tool



Level: Starter/beginner, Elementary, Pre-intermediate, Intermediate, Upper intermediate, Advanced Type: Reference material



An article discussing the benefits of translation as a language learning tool.


Translation has not always enjoyed a good press [1]. Indeed, at the height of what we can call the "communicative" period, it was actively discouraged by many practitioners and regarded as a hindrance to second language fluency rather than an aid to language learning. In the brave new world of the Communicative Approach, translation (and the use of the mother tongue in general) came to be regarded as a relic of the past, a symbol of the bad old days of Grammar Translation, an echo of those long forgotten secondary school lessons when paragraphs of English prose were translated into Latin for no apparent purpose other than as an intellectual exercise. 

Such a view, however, takes no account of individual learning styles. Some learners appear to need to be able to relate lexis and structures in the target language to equivalents in their mother tongue. This also gives them the opportunity to compare similarities and contrast differences. Put simply, they need the reassurance of their mother tongue in order to make sense of the way the target language operates. In the case of teachers, an ability to translate into the mother tongue of the learners can offer a convenient and efficient way out of a tricky situation – why bother to spend ten minutes trying to explain the concept behind a particular utterance when a simple translation can achieve the same goal in seconds? For example, it is quite difficult to get across the meaning of useful, everyday expressions such as "As far as …. is concerned, …" or "On the other hand …. ". Learning target language equivalents to key phrases like these in the mother tongue can be an extremely effective way to build up a good working vocabulary. Translation can also be extremely creative. It is not only the translation of words from one language to another but the translation of ideas, concepts and images.

Some of the resistance to translation amongst certain teachers might stem from the kind of exercise they were required to do when language learners themselves. Dull, overlong, uncommunicative texts that were difficult to translate into the target language did little for motivation. But why should translation involve whole texts? Surely it is more relevant (and practical) to start with short, communicative pieces of language. When teaching grammatical structures, it can be very useful to check with your learners that they have fully grasped the concept of the language taught by asking them to translate into their mother tongue. As a checking stage, this could usefully come at the end of the lesson. The structure used in "If I had worked harder, I would have passed the exam", for example, is relatively complex and a quick translation check can avoid misunderstandings.

An illuminating exercise is to divide your class into two groups, give each group a short text (3-4 sentences) to translate into the target language. Then get the groups to exchange papers and ask them to translate the other group’s translation back into the mother tongue. The results, when compared, can be extremely interesting and often amusing!

Finally, in case any language teachers are worried that they might be replaced by computers, here is a translation of a well-known English proverb, translated into German and then back into English by a computer programme: "If the away cat, the mice plays".

* When the cat’s away the mice will play.
----------------------
Từ vựng trong bài:
1. enjoy/get a good press
Xem định nghĩa ở đây:
get a bad press/get a good press             phrase   V inflects 
(http://dictionary.reverso.net/english-cobuild/get%20a%20bad%20press/get%20a%20good%20press)
If someone or something gets a bad press, they are criticized, especially in the newspapers, on television, or on radio. If they get a good press, they are praised. 

Bí quyết "dịch để học", hay "the encyclopedic approach to translation"

Thật không ngờ, trang "Dịch để học" của tôi mới mở ra được đúng một ngày, mà đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của mọi người. Tối hôm qua, tôi nhận được câu hỏi của một bạn trẻ mà tôi nghĩ là một kinh nghiệm khá phổ biến đối với nhiều bạn tốt nghiệp ngành ngoại ngữ và sau đó vào làm việc ở các lĩnh vực khác nhau. Nói vắn tắt, bạn trẻ ấy là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ, giờ đang làm việc tại một cơ quan của nước ngoài với công việc (hẳn là) liên quan chủ yếu đến biên/phiên dịch giữa hai ngôn ngữ nhưng không liên quan gì đến ngành được đào tạo, và đang gặp nhiều khó khăn trong công việc.

Khó khăn của các bạn ấy là: chuyên môn được đào tạo của các bạn (chỉ) là ngoại ngữ - tức các vấn đề về lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết tiếp thu ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, rồi các vấn đề về giao tiếp và văn hóa giao tiếp, các vấn đề đất nước học như lịch sử, địa lý, kinh tế vv của đất nước vốn là nơi xuất phát của ngôn ngữ mà các bạn ấy chọn để học. Nói chung là có thể cùng ngôn ngữ và  mối quan tâm với nhóm ngành nhân văn (nhưng không hề chuyên sâu), có thể trao đổi sâu được với các bạn bè trong ngành sư phạm ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ học, nhưng ngoài ra thì sẽ khó khăn. Cũng đúng thôi, vì có ai mà cái gì cũng biết đâu!

Nhưng dường như yêu cầu của mọi người đối với dân học ngoại ngữ thì khác. Trừ phi những người học ngoại ngữ chọn làm nghề giảng dạy ngoại ngữ, hoặc nghiên cứu những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến những gì đã được học, còn thì khi bước vào bất cứ lĩnh vực nào khác các bạn ấy đều bị nhìn như một kẻ ngu dốt. "Không biết gì, chỉ biết nói tiếng Anh, nhưng trong đầu lại không có gì để nói" - đó là một nhận xét phổ biến mà tôi đã nghe nhiều lần khi người ta nói về "dân ngoại ngữ" của chúng tôi. Đến nỗi các anh chị ở ĐH Ngoại ngữ mà tôi quen cách đây hơn 20 năm lúc ấy đã tự nhận bọn học ngoại ngữ như chúng tôi là "dân ngại nghĩ", như thế cho nó đúng với  hình ảnh mà mọi người vẫn nhìn về mình, hu hu ....

Dài dòng thế đủ rồi. Đây là câu hỏi của người bạn nhỏ mà tôi không biết mặt vì chỉ quen qua facebook, xin đăng nguyên văn, chỉ bỏ bớt những chi tiết về nhân thân thôi:

Em chào cô Phương Anh, em là XXX, em biết cô cũng khá lâu rồi (chỉ là biết qua facebook thôi). Hiện tại em đang làm ở XXX, nơi mà mới nghe ai cũng nghĩ em tiếng Anh pro lắm, thực tế thì tiếng Anh em yếu vô cùng. Có lẽ đúng như cô nói thời buổi này mà không học được ngoại ngữ thì chỉ biết trách mình thôi. Em ra trường được 1 năm rồi nhưng mới đi làm được 5 tháng, bữa nay tự nhiên sếp giao cho em 3 cuốn sách anh Văn bảo về nhà dịch nâng cao trình độ, thế này thì chết em rồi, nhìn 3 cuốn sách mà nghẹn ngào, mấy tuần trăng rồi chưa có tuần nào thiếu nước mắt. Nay biết được cô mới ra mắt trang “Dịch để học” em rất mong cô chia sẻ kinh nghiệm dịch thuật để em vượt qua được ải này. Thật thì đọc tiêu đề em còn chưa hiểu nói chi đến dịch hả cô, 1 cuốn là “Building Commitment to Reform through Strategic Communication: The five key Decisions” của Worldbank, 1 cuốn là “Bilateral and Regional Trade Agreement: Case Studies” của Cambridge, 1 cuốn thì em đưa cho bạn gái dịch dùm. Mong cô chia sẻ kinh nghiệm giúp em với.

Vâng, một trường hợp "kinh điển"! Và lời khuyên của tôi chỉ vỏn vẹn có mấy từ này thôi: Hãy đọc thêm những kiến thức cơ bản về nội dung muốn dịch, và quan trọng hơn là đọc cả bằng tiếng Việt nữa (đọc trước, và đọc song song trong khi dịch)!

Tại sao thế ư? Rất đơn giản: Lĩnh vực chuyên môn nào cũng có hệ thống thuật ngữ của nó mà mình cần hiểu để dịch cho đúng, và nếu đó là một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với bạn thì bạn sẽ không thể nào dịch ra được, đơn giản là vì không có ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt.

Tất nhiên, khuyên như thế thì vô cùng. Đọc về một lĩnh vực hoàn toàn mới thì biết đọc cho đến bao giờ cho đủ để có thể dịch đây (I heard you groan!) Đúng, nhưng hượm đã. Hãy nhìn lại phần sau của cái tựa entry này: "the encyclopedic approach to translation" - cách tiếp cận bách khoa từ điển đối với việc dịch thuật". Cụm từ ấy do tôi nghĩ ra hồi tôi còn dạy dịch cho sinh viên, vì các em thường rất lúng túng khi tiếp cận với một văn bản thuộc lĩnh vực xa lạ đối với mình. Nói vắn tắt, cách tiếp cận/phương pháp này đòi hỏi sinh viên phải sử dụng từ điển bách khoa thay vì từ điển ngôn ngữ để hiểu (một cách tổng quát) những vấn đề mà mình mới tiếp cận lần đầu, đồng thời làm quen với một số thuật ngữ căn bản trong lĩnh vực đó, trước khi có thể thực hiện bản dịch. Đơn giản chỉ có vậy thôi!

Để minh họa cho phương pháp "bách khoa từ điển" này, tôi lấy luôn cuốn sách mà người bạn trẻ đã nêu trong bài, cuốn “Building Commitment to Reform through Strategic Communication: The five key Decisions” của Worldbank. Trong hai cuốn được nêu ở trên thì cuốn này có lẽ ... dễ nuốt hơn một chút đối với dân ngoại ngữ, vì nó nói về giao tiếp/ truyền thông. Tuy nhiên nó vẫn khá xa lạ vì cuốn sách này là dành cho những người làm việc trong các tổ chức quốc tế có liên quan đến chính sách của nhà nước (đây là đặc điểm công việc của WB), nên nó đòi hỏi nhiều hiểu biết rộng hơn rất nhiều so với những gì mà sinh viên ngoại ngữ đã được học tại trường.

Tôi lên tìm cuốn sách này, và tìm thấy đoạn giới thiệu sau:

This workbook has been the product of many years of work with senior government officials in developing countries around the world, with World Bank colleagues, as well as with partners in donor agencies and international development organizations. he management decision tool offered to readers in this volume has been discussed, tested, applied, and adapted by many practitioners. By offering examples from sectors and regions, we hope to demonstrate how this decision tool can pro
vide reform managers and their teams with a systematic and practical approach that is grounded in communication and behavioral science theory.

Tóm lại, tựa cuốn sách lẫn lời giới thiệu ở trên cho thấy để dịch tài liệu này thì người đọc phải hiểu về các lý thuyết liên quan, mà trước hết là: lý thuyết truyền thông (hay lý thuyết giao tiếp - communication theory), và nếu cần thì cả khoa học hành vi (behavioral science). Ngoài ra, do đây là tài liệu dành cho những người quản lý (quản trị), nên tôi nghĩ có lẽ cũng cần đọc thêm về quản trị truyền thông (communication management) nữa.

Vậy thì, vào thời đại internet ngày nay, tại sao tôi không tìm thêm nhỉ? Đây:

http://en.wikipedia.org/wiki/Communication_theory
http://en.wikipedia.org/wiki/Communications_management 
http://en.wikipedia.org/wiki/Strategic_communication
(Riêng đường dẫn cuối cùng này còn có 1 đường dẫn đến cuốn Strategic Communication: A Primer giúp ta hiểu nhanh về strategic communication).

Tiếc là tiếng Việt không có nhiều, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể mua một vài cuốn sách dành cho sinh viên ngành truyền thông/quản trị truyền thông (sách dễ thôi, loại nhập môn) để đọc. Bảo đảm sẽ làm cho công việc dễ dàng hơn rất nhiều.

Và một "bí quyết" phụ, nhưng đôi khi trở thành bí quyết chính: Khi nào bí, thì hãy hỏi! Hãy xin thì sẽ được, và hãy gõ thì sẽ mở ra, các bạn ạ.

Well, hy vọng là bài viết này có ích cho các bạn. Và hẹn các bạn trong entry sau với những vấn đề khác nữa.
------------
Bổ sung
Xin chép lên đây một nhận xét của anh Tú Đoàn, một bạn đọc của blog này, nhằm góp ý cho người bạn trẻ của chúng ta.

Vâng, đúng như cô PA nhận định: trong việc dịch thuật thì kiến thức về nội dung muốn dịch rất cần thiết, đôi khi còn quan trọng hơn cả khả năng ngoại ngữ.

TIếp theo ý kiến Cô PA về việc dịch quyển sách thứ nhất, xin có vài ý kiến về việc dịch quyển thứ hai: “Bilateral and Regional Trade Agreement: Case Studies” của Cambridge.

Qua tựa sách (case studies), có lẽ tác giả sẽ phân tích một số hiệp định thương mại song phương và khu vực. Như vậy kiến thức cần thiết để đọc và dịch quyển này là về Kinh tế- Thương mại, có thể cả về lịch sử chính trị nữa ( chẳng hạn nếu nói về Hiệp định thương mai. song phương Việt Mỹ ( US-Vietnam Bilateral Trade Agreement (BTA), người ta hay nhắc đén quan hệ “thù- bạn” giữa hai nước). Tài liệu về vấn đề này có rất nhiều, cả sách báo và trên mạng; đây đang là câu chuyện thời sự của VN: gần như ngày nào các phương tiện truyền thông ( VTV, báo in ..) cũng nói về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đàm phán TPP…. Nếu không có nhiều thời giờ, có thể vào trang web của Tòa đại sứ Mỹ để đọc các bài về, và cả toàn văn US-Vietnam Bilateral Trade Agreement (BTA), tiếng Anh và tiếng Việt.

Có một cái tạm gọi là cái “bẫy” cần tránh khi dịch: gặp một từ quen thuộc liền vội dịch theo hiểu biết / vốn từ vựng của mình, có thể và thường là ra một từ khác với từ mà ngành chuyên môn dùng. Xin nêu hai thí dụ, một tiếng Anh, và một tiếng Việt: (1) trong các BTA, thế nào cũng gặp từ này “intellectual property”, nếu dịch là tài sản trí tuệ/ tri thức thì không sai, nhưng từ được sử dụng chính thức là “ sở hữu trí tuệ”. ( 2) các doanh nghiệp có “ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”; nếu dịch là “ Report on the results of business activity” thì đúng ngữ pháp và từ vựng, nhưng khác xa các từ mà các công ty Anh , Mỹ dùng. ( muốn biết là gì thì theo cách hướng dẫn trong bài của cô PA).