MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG DỊCH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH
SOME PROBLEMS IN THE TRANSLATION OF COMMERCIAL CONTRACTS IN ENGLISH
Nguyễn Phước Vĩnh Cố
Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt
Ngôn ngữ tiếng Anh
pháp lý có những đặc điểm riêng biệt vốn không phổ biến trong tiếng Anh
giao tiếp thông thường. Một số đặc trưng này có thể là nguyên nhân gây
ra các khó khăn cho việc hiểu và dịch các văn bản pháp lý. Là một trong
những biến thể của văn bản pháp lý, hợp đồng thương mại không những chỉ
chia sẻ nhiều đặc trưng nêu trên mà còn có một số đặc trưng khác chỉ có
thể có trong thể loại của chúng. Bài báo nghiên cứu những vấn đề thường
gây ra bởi một số đặc trưng nói trên khi dịch một hợp đồng thương mại từ
Anh sang Việt.
Từ khóa: dịch thuật; chuyên ngành; hợp đồng thương mại; tiếng Anh pháp lý; chuyển đổi từ loại; biến thái.
Abstract
Legal English
language is characterized by distinctive features not commonly found in
everyday English. Some of them may be the cause of problems to the
comprehension and translation of legal texts. As one of the varieties of
legal texts, commercial contracts not only share many of those
characteristics, but also contain certain others that may be unique to
their genre. The paper studies the problems caused by some of such
characteristics to the translation of a commercial contract from English
to Vietnamese.
Key words: translation; ESP; commercial contracts; legal English; transposition; modulation.
1. Lời nói đầu
Dịch các văn kiện
pháp lý nói chung và hợp đồng thương mại (HĐTM) nói riêng là hai trong
những lĩnh vực dịch thuật lý thú nhưng cũng đầy những thách thức. Tuy
nhiên, ở Việt nam, dịch thuật các chuyên ngành nói trên vẫn chưa nhận
được sự quan tâm đặc biệt ở các trường đại học ngoại ngữ. Vì vậy, bài
báo giới thiệu các vấn đề và thách thức mà người dịch gặp phải khi dịch
một HĐTM bằng tiếng Anh, đặc biệt các vấn đề liên quan thuật ngữ pháp
lý. Tác giả hy vọng rằng bài báo sẽ đóng góp một phần nhỏ cho việc dịch
thuật chuyên ngành.
2. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng theo nghĩa
chung nhất là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
3. Khái niệm thể loại/loại văn bản
Theo quan điểm của
Swales (1990), thể loại (genre) hay thể loại văn bản (text type) là mỗi
loại văn bản cụ thể có đặc trưng của một cộng đồng khoa học nhất định
hoặc một nhóm chuyên môn và phân biệt với nhau qua một số đặc trưng như
từ vựng, hình thức và phong cách, mà điều này hoàn toàn có tính đặc
trưng chức năng và quy ước về bản chất.
4. Các đặc trưng ngôn ngữ pháp lý trong HĐTM
Các đặc trưng riêng
biệt của tiếng Anh pháp lý là một trong những nhân tố chính gây ra khó
khăn cho người dịch pháp lý. Tiếng Anh pháp lý có nhiều đặc trưng riêng
biệt. Sau đây là các đặc trưng ngôn ngữ pháp lý phổ biến trong HĐTM.
4.1 Các trạng ngữ cổ và cụm giới từ (archaic adverbs and prepositional phrases)
Các trạng ngữ cổ và cụm giới từ được sử dụng khá thường xuyên trong tiếng Anh pháp lý nhưng trong HĐTM thường thấy các trạng ngữ cổ như “hereinafter”, “forthwith”, “hereby” và các cụm giới từ như “subject to”, “pursuant to”, “IN WITNESS WHEREOF/THEREOF … Sau đây là một số ví dụ:
– The Richman Air Travel Company, hereinafter “The Company”.
– In this event, the contract shall be terminated forthwith.
– Translator hereby declares and warrants the Translation is an original work translated by Translator.
4. 2 Các từ đồng nghĩa và gần đồng nghĩa (binomials and trinomials)
Từ đồng nghĩa, lúc là
hai từ (binominals) như “true and correct”, “null and void” và ba từ
(trinomials) như “give, devise and bequeath” cũng là một đặc trưng từ
vựng trong tiếng Anh pháp lý và HĐTM. Các từ đồng nghĩa này thường là
thách thức cho người dịch là do bởi chúng rất phổ biến trong tiếng Anh
pháp lý nhưng lại khó tìm thấy trong từ điển tiếng Anh. Xin xem thí dụ
sau:
– This agreement was declared as null and void.
4. 3 Sử dụng động từ ngôn hành (use of performative verbs)
Theo lý thuyết hành động lời nói, các phát ngôn ngôn hành (performative utterances) là các phát ngôn
cam kết người nói thực hiện những hành vi ngôn ngữ (Austin 1962). Các
động từ ngôn hành thường gặp trong HĐTM là: “agree”, “declare”,
“promise”, “undertake”, “warrant”, v,v. Một số câu ngôn hành pháp lý thường gặp trong HĐTM:
– Both parties to the contract hereby agree to the following conditions …
– The Seller hereby warrants that the goods meet the quality and are free from all defects.
4. 4 Các danh từ tận cùng bằng hậu tố -er (-or) và –ee
Các danh từ
tận cùng bằng hậu tố -er/-or thường chỉ người cho/gởi cái gì cho ai còn
các danh từ tận cùng bằng hậu tố -ee lại chỉ người nhận.Ví dụ, bên cấp
phép là “licensor” thì bên được cấp phép là “licencee”. Sau đây là các
cặp danh từ chỉ các bên (chủ động và thụ động) trong mối quan hệ pháp lý
trong HĐTM: “lessor” (người chủ cho thuê nhà)/ “lessee” (người thuê
nhà), “consignor” (bên gởi hàng)/ “consignee” (bên nhận hàng)…
4.5 Từ phổ thông mang nghĩa chuyên ngành (use of common words with uncommon meanings)
Các từ tiêu biểu và
phổ biến nhất trong HĐTM là “consideration” (sự xuy xét) và động từ tình
thái “shall”. Từ “consideration” được dùng trong HĐTM có nghĩa là
“tiền/điều khoản bồi hoàn” còn “shall” thì được dùng như một từ chuyên ngành. Ngoài nghĩa thông thường chỉ tương lai như “I shall be in touch with you again shortly” (Tôi sẽ sớm liên hệ lại với anh), nhưng trong HĐTM “shall” có nghĩa: “có nghĩa vụ”, “có bổn phận” (to have the obligation).
4.6 Tính kết hợp (collocations)
– Các động từ trong tiếng Anh kết hợp với danh từ “contract”:
· make/sign/enter into a contract: ký kết hợp đồng
· draw up a contract: thảo hợp đồng
· breach/break a contract: vi phạm hợp đồng
· honor a contract: tôn trọng hợp đồng
· negotiate a contract: thương lượng hợp đồng
· perform a contract: thực hiện hợp đồng
· renew a contract : gia hạn hợp đồng
– Các tính từ và danh từ trong tiếng Anh kết hợp với danh từ “contract”
· void contract: hợp đồng vô giá trị
· voidable contract: hợp đồng có thể hủy
· binding contract: hợp đồng ràng buộc
· exclusive contract: hợp đồng đặc quyền
· breach of contract: vi phạm hợp đồng
· terms of a contract: điều khoản hợp đồng
· the law of contract: luật hợp đồng
· rules of contract: quy tắc hợp đồng
4.7 Cấu trúc “nếu-thì”
Có thể thấy một trong những cấu trúc có tần số xuất hiện cao trong HĐTM là cấu trúc NẾU X THÌ Y. Xin xem ví dụ sau:
– If
the Force Majeure even lasts over sixty (60) days, the Buyer shall have
the right to cancel the Contract or the undelivered part of the
Contract.
– Nếu trường hợp bất khả kháng kéo dài trên sáu mươi (60) ngày, (thì) Bên mua sẽ có quyền hủy hợp đồng hoặc phần hàng hóa chưa được giao theo hợp đồng.
Ở một số trường hợp, “if” được thay bằng “in case” hoặc “in case of” hoặc “in the event of” hoặc “in the event that”. Xin xem các ví dụ sau:
– In case
the Buyer fails to carry out any of the terms and conditions to this
Contract with the Seller, the Seller shall have the right to terminate
all or any part of this Contract with the Buyer.
– Nếu
Bên mua không thực hiện bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng này với
Bên bán, Bên bán có quyền chấm dứt toàn bộ hoặc bất cứ phần nào của hợp
đồng này với Bên mua.
– In case of any divergence of interpretation, the Vietnamses text shall prevail.
– Nếu có bất cứ sự khác nhau trong cách giải thích thì sẽ lấy bản tiếng Việt làm chuẩn.
Ở một số trường hợp khác, câu tỉnh lược bắt đầu bằng “if” như “if required” (nếu được yêu cầu), “if possible” (nếu có thể), “if any” (nếu có), “if necessary” (nếu cần)… cũng khá phổ biến.
– Claims, if any, shall be submitted by telex within fourteen (14) days after the arrival of the goods at destination.
– Yêu cầu bồi thường, nếu có, phải được đưa ra bằng telex trong vòng mười bốn (14) ngày sau khi hàng đến cảng đến.
– To make every effort, if possible, to complete any portions of this Service in less time estimated.
– Huy động mọi nổ lực, nếu có thể, để hoàn thành bất kỳ nào phần nào của Dịch vụ trước thời hạn dự định.
5. Các đặc trưng ngôn ngữ gây khó khăn cho người dịch
5. 1 Các từ cổ và cụm giới từ
Có khá nhiều từ cổ như “herein” (ở đây), “hereof” (về điều này), “hereto” (theo điều này), “herewith” (kèm theo đây),
“thereafter” (sau đó), “thereby” (bằng cách đó),v,v. Những từ này phần
lớn là gồm một trạng từ “here”, “there”, đôi khi cũng dùng “where” cọng
với một giới từ tạo thành, thường làm trạng ngữ trong câu. Vì rất ít được dùng trong tiếng Anh hiện đại nhưng lại rất phổ biến trong tiếng Anh pháp lý và HĐTM nên cũng gây khó khăn cho người dịch. Các ví dụ ở mục 4.1. các từ gây khó khăn cho người dịch là “hereinafter”, cách viết gọn của cụm từ “hereinafter referred to as” tương đương với tiếng Việt là “gọi tắt là/sau đây gọi là”. Từ “fortnight”, dù lạ về hình thức, nhưng trong HĐTM lại chỉ có nghĩa “at once”/ “immediately”.
5.2 Các từ đồng nghĩa và gần đồng nghĩa
Các loại từ này dù
được dùng phổ biến trong tiếng Anh pháp lý và HĐTM nhưng trong tiếng
Việt nó không mang nét đặc trưng lắm trong lĩnh vực pháp lý. Vì vậy, “the terms and conditions” được dịch là “điều kiện”, “null and void”
là “vô giá trị/ không hiệu lực” hoặc cụm từ có 3 từ như “give, devise
and bequeath” cũng chỉ dịch là “để lại”. Tuy nhiên, trong câu sau đây,
người dịch đã dịch rất đạt cụm từ đồng nghĩa “make, sign and deliver”.
“The attorney is authorized to make, sign and deliver any other instrument, whether sealed or unsealed” (Người ủy quyền có quyền thảo lập, ký và giao các chứng từ dù có niêm phong hay không).
5.3 Trạng ngữ “hereby” và động từ ngôn hành
Như đã đề cập ở trên,
các đồng từ ngôn hành thường gặp ở HĐTM là “agree”, “declare”,
“promise”, “undertake”,v,v. Các động từ ngôn hành thường được xen trạng
ngữ “hereby” trước chúng nhưng lại không thể làm như thế với động từ
thường. Khi dịch sang tiếng Việt, trạng ngữ “hereby” không dịch. Tuy
nhiên, nếu câu có động từ ngôn hành ở tiếng Việt như “đồng ý”, “hứa”,
“công bố”,v,v như trong câu “Hai bên của hợp đồng đồng ý các điều khoản
sau đây” thì câu tiếng Anh nên dịch là “Both Parties to the Contract hereby agree to the conditions and terms as follows”.
5.4 Các danh từ tận cùng bằng hậu tố -er (or) và –ee
Nếu gặp một văn bản trong HĐTM sau đây, phần ô trống là các cặp từ chỉ mối quan hệ tương hổ trong HĐTM như “The assignor and the assignee”, “The obligor and the oblignee” thì các cặp từ nói trên ắt hẳn là khó khăn cho người dịch.
– …………………………….. agree
to enter into this Contract under the terms and conditions set forth as
follows: ( …………………………đồng ý ký Hợp đồng này theo điều kiện như sau: ).
Tuy nhiên, dù đặc trưng của cách thành lập các cặp từ nói trên đã đề cập
ở 4.4 (các danh từ tận cùng bằng “er/or”: chỉ người cho còn các danh từ
tận cùng bằng “ee”: chỉ người nhận) nhưng ta cũng phải chú ý ngữ nghĩa
của các nghĩa chủ động và thụ động. Ví dụ, đối với động từ “mortgage” có
nghĩa “giao tài sản như vật bảo đảm cho việc trả tiền đã vay” (to offer
property as security for the repayment of a loan) thì
“mortgagor”/”mortgager” là người phải thế chấp, còn “mortgagee” lại là người/hãng cho vay thế chấp. Hơn nữa, có các trường hợp như cặp từ “debtor” (người mắc nợ)/“creditor” (người chủ nợ) chứ không phải “debtor”/“debtee”.
5.5 Từ phổ thông mang nghĩa chuyên ngành
Trong HĐTM, động từ
tình thái “shall” được xem là một từ chuyên ngành (technical term), là
từ “ra lệnh” có nghĩa “có nghĩa vụ/phải”. Ví dụ, “the Buyer shall…” (Bên
mua phải…). ngoài ra “shall” còn có nghĩa là “nên” (should), “sẽ” (chỉ
tương lai). Xin xem văn bản sau:
– The Seller shall not be (không phải
chịu) held liable for the delay in shipment or non-delivery of the
goods under the Contract in consequence of Force Mejeure, which might
occur during the process of manufacturing or in the course of loading or
transit. The Seller shall (nên) inform the Buyer promptly of the occurrence mentioned above and within fourteen (14) days thereafter, the Seller shall (phải)
send by airmail to the Buyer for their acceptance a certificate of the
accident issued by the Competent Government Authorities where the
accident occurs as evidence thereof. In such circumstances, the Seller,
however, is still under the obligation to take all necessary measures
to hasten the delivery of the goods. In case the accident lasts for more
than ten weeks, the Buyer shall (sẽ) have the right to cancel the Contract.
6. Các kỹ thuật/phương thức dịch tiếng Anh pháp lý trong HĐTM
6.1 Chuyển đổi từ loại (transposition)
Chuyển đổi
từ loại được hiểu ở đây là việc thay thế một phạm trù ngữ pháp bằng một
phạm trù ngữ pháp khác trên cơ sở cả hai được xem là có cùng nghĩa.
Trong HĐTM, nếu cụm từ “after the arrival of the goods at destination”
được dịch thành “sau khi hàng hóa đến đến cảng đến” (after the goods
arrived at destination), thì ta đã áp dụng kỹ thuật/phương thức chuyển
đổi từ loại.
6.1.1 Chuyển đổi tân ngữ thành chủ ngữ
– This Contract is made by and between the Buyer and the Seller) (tân ngữ),
whereby the Buyer agrees to buy and the Seller agrees to sell the
under-mentioned commodity according to the terms and conditions
stipulated below.
– Bên mua và Bên bán (chủ ngữ)
lập ra hợp đồng này, theo đó Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán
mặt hàng được đề cập sau đây theo các điều khoản được quy định dưới đây.
6.1.2 Chuyển đổi trạng ngữ thành chủ ngữ
– The
production design, technology of manufacturing, means of testing,
materials prescription, standard of quality and training of personnel
shall be stipulated in Chapter 4 in this contract(trạng ngữ).
– Chương 4 của hợp đồng này (chủ ngữ)
quy định về kiểu dáng sản phẩm, công nghệ chế tạo, các phương pháp kiểm
tra, phương pháp phối chế nguyên vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng và
việc đào tạo nhân viên.
6.2 Biến thái (modulation)
Nếu chuyển đổi từ
loại ảnh hưởng đến chức năng ngữ pháp thì biến thái liên quan đến việc
thay đổi phạm trù ngữ nghĩa, thậm chí thay đổi các tiến trình qua đó
các ý tưởng được biểu đạt. Trong HĐTM, nếu cụm từ “an act of God” (hành
động của Chúa) được dịch thành “thiên tai” thì ta đã áp dụng kỹ
thuật/phương thức biến thái.
6.2.1 Thụ động sang chủ động
– Now it is hereby agreed (thụ động) by and between the Parties as follows…
– Nay hai bên đồng ý (chủ động) các điều khoản sau…
– It is mutually agreed that
(thụ động) the certificate of quality and quantity or weight issued by
the manufacturer shall be part of the document for payment with the
adopted Letter of Credit.
– Hai bên cùng đồng ý rằng
(chủ động) giấy chứng nhận chất lượng và số lượng hoặc trọng lượng do
nhà sản xuất cấp sẽ là một phần của chứng từ thanh toán cùng với thư tín
dụng được chấp nhận.
7. Kết luận
Hợp đồng thương mại
là một văn kiện pháp lý cần thiết cho mọi người và trong tiến trình hội
nhập, việc hiểu biết về các thành phần trong hợp đồng là cơ sở cho chúng
ta (Xin xem “Ngôn ngữ hợp đồng thương mại tiếng Anh” trong mục “pháp
lý”) khi soạn thảo một hợp đồng thương mại bằng tiếng Anh. Tuy nhiên,
khi soạn thảo và dịch một hợp đồng thương mại, chắc chắn người dịch sẽ
gặp phải một số khó khăn. Vì vậy, tác giả hy vọng bài báo sẽ hữu ích cho
những ai quan tâm về dịch thuật pháp lý cũng như HĐTM tiếng Anh.
Tài liệu tham khảo
[1] Alcaraz, E & Huges, B, (2002), Legal Translation Explained. Manchester: St. Jerome. Publishing.
[2] Brown, G. D & Rice, S, (2007), Professional English in Use Law, CUP.
[3] Carvalho, L (2013), Translating Contracts and Agreements: a Corpus Linguistics Perspective. Truy cập từ www.cultrasjuridicas.com.br/en/pdf ngày 15/4/2013
[4] Hoa Tôn Quang,
(2011), Từ và Cụm Từ Thường Gặp Trong Hợp Đồng Tiếng Anh. Truy cập từ
dichthuatvietnam.info>…> Pháp lý (Legal terms) ngày 9/11/2011.
[5] Hồ Canh Thân
& cộng sự (2007), Soạn Thảo và Dịch Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế
(Nguyễn Thành Yến dịch), NXB Tổng Hợp TPHCM.
[6] Maltzev, V. A, (1984), Essays on English Stylistics, Vysheishaya Shkola Publishers.
[7] Mckay, W R. & Charlton, H E, (2005), Legal English: How to Understand and Master the Language of Law, Longman.
[8] Ngôn Ngữ Hợp Đồng Thương Mại Tiếng Anh. Truy cập ngày 1 tháng 6, 2013 từ