Daniel Sokol: "Đạo đức trong thời đại dịch này đòi hỏi chúng ta phải chịu đựng sự hy sinh sự tự do và những tiện nghi cá nhân của chính mình"
*****
Covid-19 đã đặt ra một loạt các vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức và chính phủ.
*****
Covid-19 đã đặt ra một loạt các vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức và chính phủ.
Với tư cách cá nhân, chúng ta có nghĩa vụ đạo đức đối với bản thân và những người khác. Khi một người đàn ông trên đường đến rạp chiếu phim bước vào một chuyến tàu đông đúc, trông rõ là không khỏe, ho và văng nước miếng ra khắp nơi thi người này hẳn đang có những hành động đáng trách về mặt đạo đức. Anh ta đang gây cho mọi người sự lo lắng và khiến cho bản thân cũng như những người khác có nguy cơ bị tổn hại mà không có lý do chính đáng. Tương tự như vậy, sẽ là vô trách nhiệm khi cho phép những trẻ nhỏ có thể đang mang virus trong người mà không có triệu chứng ở gần bên ông bà già yếu, hoặc khi chúng ta tạo ra gánh nặng không cần thiết cho hệ thống y tế với những vấn đề không khẩn cấp.
Những ví dụ trên đây minh họa sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn của pháp luật và đạo đức. Việc bỏ qua lời khuyên rửa tay và che miệng khi ho không phải là điều phi pháp nhưng rõ ràng điều đó là phi đạo đức. Chúng ta không thể cho rằng mình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cá nhân chỉ bằng cách hành động hợp pháp. Đạo đức trong những thời điểm đại dịch như thế này có thể đòi hỏi chúng ta phải chịu đựng hy sinh sự tự do hoặc tiện nghi cá nhân của riêng mình, chẳng hạn như phải thực hiện cách ly xã hội hoặc cố gắng không đi khám bác sĩ để giường cho những trường hợp khẩn cấp hơn. Là một người đã dành ba ngày qua để lùng sục khắp thành phố để tìm mua giấy vệ sinh, tôi cũng muốn kêu gọi đồng bào của tôi thực hiện sự hy sinh trên mặt trận này. Giấy vệ sinh hiện nay một nguồn tài nguyên hạn chế.
Các tổ chức và người sử dụng lao động có nghĩa vụ đạo đức (và pháp lý) đối với những người làm việc cho họ cũng như đối với công chúng nói chung. Chẳng hạn, họ cần thi hành đầy đủ những lời khuyên chính thức, tiến hành đánh giá rủi ro, thúc đẩy vệ sinh thật tốt và thực hiện các chính sách giúp cho nhân viên an toàn nhất có thể. Các cơ quan truyền thông và nhà báo có nhiệm vụ truyền đạt thông tin về căn bệnh này một cách chính xác và có trách nhiệm. Những tin, bài mà họ đưa lên và thậm chí cả sự lựa chọn từ ngữ của họ, có thể giúp hoặc cản trở những nỗ lực y tế công cộng.
NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia cua Anh quốc) đang ở trong một tình huống đặc biệt thách thức. Tổ chức này có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân và các nhân viên của mình. Do các nguồn lực như giường bệnh, thiết bị và nhân lực có hạn, nên NHS có thể phải quyết định ai sẽ được điều trị và ai không được. Nếu thiếu giường chăm sóc đặc biệt hoặc thiếu máy thở, họ sẽ quyết định chọn ai để ưu tiên giường hoặc máy thở? Các tiêu chí nào sẽ được sử dụng? Điều gì sẽ xảy ra với những bệnh nhân kém may mắn và không được chọn? NHS sẽ phải cung cấp các khóa đào tạo cũng như sự bảo vệ đối với nhân viên, bao gồm cả các thiết bị bảo vệ phù hợp lẫn sự hỗ trợ tâm lý.
Nước Pháp đã đặt các "tổ hỗ trợ đạo đức" vào bệnh viện để giúp các bác sĩ lâm sàng xác định bệnh nhân nào cần ưu tiên nếu thiếu tài nguyên. Các bệnh viện tại Anh cũng đang đưa ra các kế hoạch tương tự và hy vọng họ sẽ không đưa ra quyết định một cách độc lập mà không học được gì từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị đại dịch trước đó.
Chính phủ cũng có nghĩa vụ đối với công dân, với các tổ chức và với các quốc gia khác. Họ nên thu thập dữ liệu một cách chính xác và chia sẻ thông tin với những người khác. Họ cần hợp tác với nhau, đầu tư vào các nghiên cứu dịch tễ học, chẩn đoán, vắc-xin và điều trị. Chính phủ các nước cần cung cấp tài chính đầy đủ cho các tổ chức như NHS cùng các dịch vụ khẩn cấp và cộng đồng. Họ cũng cần cung cấp lời khuyên về phòng chống dịch bệnh cho các cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời đưa thông tin trung thực đến các công dân của mình mà không gây ra những hoảng loạn không đáng có.
Khi thực hiện các biện pháp để giải quyết căn bệnh, như đóng cửa trường học hoặc biên giới, họ nên hành động dựa trên bằng chứng rõ ràng, cân nhắc, và nhìn rộng ra tác động tiềm tàng của từng biện pháp đối với xã hội, doanh nghiệp và đối với các nhóm người cụ thể. Họ cần đặt câu hỏi, đối với mỗi biện pháp mới đưa ra, ai là người hưởng lợi và kẻ chịu thiệt, làm thế nào để chúng ta có thể giảm bớt những đau đớn hoặc bất kỳ sự kỳ thị nào đối với người bị thiệt thòi? Trong dịch bệnh Ebola, nhân viên y tế thường thuộc về nhóm bị kỳ thị. Đây cũng là một rủi ro đối với Covid-19.
Chính phủ Anh đang bắt đầu nhận được những lời chỉ trích về việc xử lý virus. Thứ Bảy tuần trước, ngày 14 tháng 3 năm 2020, gần 300 học giả kêu gọi các biện pháp nghiêm ngặt hơn để hạn chế sự lây lan của căn bệnh này. Đối với các chính phủ, những lời chỉ trích là không thể tránh khỏi. Đơn giản là không thể cân bằng tất cả các lợi ích vốn khác biệt nhau mà không gây hại cho nhóm này hay nhóm khác. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra cho NHS và những quyết định của tổ chức này, và thật ngây thơ khi tin rằng những bệnh nhân chịu thiệt vì những quyết định của NHS sẽ cam lòng chấp nhận chịu thiệt mà không lên án những người đã đưa ra quyết định.
Trong việc giải quyết các câu hỏi hóc búa về đạo đức của Covid-19, điều quan trọng nhất là sự công bằng và chính trực của quá trình ra quyết định. Nếu những điều này được bảo đảm và không có yếu tố liên quan nào bị bỏ qua, thì không ai có thể bị tấn công do không bảo vệ được các quyết định của mình về mặt đạo đức./.
----
Bản gốc tiếng Anh
Daniel Sokol: Ethics in these pandemic times may require us to endure sacrifices on our personal freedom or comfort
Covid-19 has brought to the fore a range of ethical issues affecting individuals, organisations, and governments.
As individuals, we have moral obligations towards ourselves and others. Clearly, the man who on his way to the cinema walks into a crowded train, visibly unwell, and coughs and sputters everywhere is acting in a way that is ethically reprehensible. He is causing distress and putting himself and others at risk of harm without good reason. Similarly, it would be irresponsible to allow young children, who may be asymptomatic carriers of the virus, to spend time with their elderly and frail grandparents, or for us to burden the health system with non-urgent matters.
These examples illustrate the different standards of law and ethics. It may not be illegal to ignore the advice of washing our hands and covering our mouths when we cough but it is certainly unethical. We cannot claim to have discharged our personal duties simply by saying we have acted lawfully. Ethics in these pandemic times may require us to endure sacrifices on our personal freedom or comfort, such as social distancing or avoiding a visit to the doctor. As someone who has spent the last three days scouring the city for toilet paper, I invite my fellow citizens to exercise restraint on that front too. It is a limited resource.
Organisations and employers have moral (and legal) duties towards those who work for them and the broader public. For example, they should keep abreast of official advice, conduct risk assessments, promote good hygiene, and implement policies that will keep staff as safe as reasonably practicable. News outlets and journalists have duties to convey information about the disease accurately and responsibly. Their stories, and even their choice of words, can help or hinder public health efforts.
The NHS is in a particularly challenging situation. It has duties of care towards patients and staff. As resources such as beds, equipment and manpower will be limited, the NHS may have to decide who gets treatment and who does not. If intensive care beds or ventilators are in short supply, how will they decide who gets the bed or ventilator? What criteria will they use? What will happen to the unlucky patients who are not selected? It must offer training and protection to staff, including suitable protective equipment, with psychological support.
France has put in place “ethical support units” in hospitals to help clinicians determine which patients to prioritise if resources are lacking. No doubt hospitals in the UK are making similar plans and it is hoped they will not be making decisions in isolation or without the benefit of lessons learnt during previous pandemic preparations.
Governments too have duties towards its citizens, organisations, and other nation states. They should collect accurate data and share them with others. They should cooperate with each other, investing in research in epidemiology, diagnostics, vaccines and treatment. They should provide adequate funding for organisations such as the NHS and emergency and community services. They should provide advice on disease prevention to individuals and businesses, and be honest with their citizens without causing undue panic.
In implementing measures to tackle the disease, such as closing schools or borders, they should act on the basis of sound evidence, proportionately, and looking broadly at the potential impact of each measure on society, businesses, and on particular groups of people. They should ask, for each new measure, who are the winners and the losers and how can we make it less painful or reduce any stigma for the losers? In Ebola epidemics, healthcare workers are often a stigmatised group. This is also a risk with covid-19.
The UK government is starting to receive criticisms for its handling of the virus. Last Saturday, 14th March 2020, nearly 300 academics called for more stringent measures to restrict the spread of the disease. For governments, criticism is inevitable. It is simply impossible to balance all the competing interests without causing harm to one group or another. The same holds true for the NHS and its decision-making, and it would be naïve to think that some patients who suffer from those decisions will not seek a remedy for their loss by arguing that the decision was wrong.
In resolving the ethical conundrums of Covid-19, what matters most is the fairness and integrity of the decision-making process. If that is done right, with no relevant factors ignored, the final decision can hardly be attacked as ethically indefensible.
Daniel Sokol is a medical ethicist and barrister at 12 King’s Bench Walk. He is the author of ‘Tough Choices: Stories from the Front Line of Medical Ethics’ (Book Guild, 2018). @DanielSokol9
Competing interests: None declared